Góc Chia Sẻ

Bạn đã biết cách chữa mụn bọc đúng cách?

Mụn, đặc biệt là mụn bọc, luôn làm cho bạn cảm thấy rất khó chịu và thiếu tự tin. Bạn sẽ bắt đầu tìm tất cả mọi cách để “triệt hạ” lũ mụn khốn kiếp nhưng thật sự có mang lại hiệu quả như bạn mong muốn không? Đơn giản, “biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ về mụn bọc và lựa chọn cho mình cách chữa mụn bọc phù hợp nhé.

1. Quá trình hình thành mụn bọc

Con đường đi như sau: vi nhân mụn (chất nhờn bị tắc nghẽn) -> chuyển qua giai đoạn mụn đầu đen (nhân trứng cá bị ôxy hóa) -> mụn mủ (nhân trứng cá bị viêm) -> mụn bọc (viêm nặng và ăn sâu dưới da).

- Sừng hóa lỗ chân lông: Chất nhờn bị ứ đọng trong lỗ chân lông, không thoát ra ngoài khiến bề bặt da trở nên sần sùi. Để ngăn ngừa mụn, bạn phải giữ da sạch, tẩy tế bào chết thường xuyên 1-2 lần/tuần để loại bỏ lớp da bị sừng hóa.
- Hình thành mụn: Khi lỗ chân lông bị bít hoàn toàn, sẽ hình thành mụn đầu trắng. Nhân mụn nằm trong lỗ chân lông hở miệng nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, nặn ra thấy cho nhân cứng, phần trên đen, phần dưới trắng đục. Xông mặt để lỗ chân lông nở to, sử dụng cây nặn mụn ở nhà. Lưu ý chỉ nên lấy khi nhân mụn đã già.
- Viêm nhiễm: Vùng da xung quanh mụn đỏ lên và sưng tấy, chỉ đau nehj khi sờ vào. Bạn có thể sử dụng cách chữa mụn bằng tự nhiên như mặt nạ trứng, bột quế - mật ong để giúp mụn giảm sưng tấy. Không dung tay sờ lên nốt mụn quá nhiều, dễ làm mụn viêm và sưng to hơn.
- Mưng mủ: Vi khuẩn sinh sôi khiến mụn bị mưng mủ. Ta thường gọi là mụn mủ. Mụn này chỉ mới viêm ở nang lông nên không để lại sẹo sâu.

- Mụn bọc: Viêm nhiễm xâm nhập sâu vào dưới da sẽ hình thành mụn bọc (là dạng nặng nhất của mụn). Mụn bọc rất đau nhức, và bo bị viêm nhiễm sâu ở lớp bì nên thường để lại sẹo sau khi lành. Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ tìm ra cách chữa mụn bọc ngăn tình trạng da bị mụn nặng hơn.


2. Nguyên nhân gây mụn

Tình trạng nổi mụn có liên quan chủ yếu đến các tuyến nhờn ở vùng mặt – là những tuyến chuyên sản sinh ra các chất làm ẩm da. Mặt cắt của tuyến nhờn cho thấy có một lỗ hở trên bề mặt da (lỗ chân lông) và một nang hẹp chạy dài đến lớp trung bì. Ở tuổi dậy thì, dưới tác động của nội tiết tố sinh dục, các tuyến nhờn tăng sinh mạnh. Tuyến nhờn gắn liền với nang lông. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra sẽ theo nang lông thoát ra ngoài trên bề mặt da. Vảy sừng li ti (tương tự như các tế bào trên bề mặt da) và vi khuẩn (thường là vi khuẩn gây viêm da - Propionibacterium acnes) cũng có thể xuất hiện trong nang lông. Tình trạng nổi mụn chủ yếu là do rối loạn về cấu trúc hoặc chức năng của tuyến nhờn. 
Có 2 nguyên nhân chính chủ yếu:

* Bên trong

- Hormone: Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến nhờn hoạt động mạnh. Trước chu kì kinh nguyệt, lượng hormone bị xáo trộn khiến da rất dễ nỗi mụn.
- Stress: Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone dẫn đến mụn. Thường thì những bạn có cuộc sống vui vẻ, thoải mái da sẽ đẹp hơn những bạn luôn lo lắng, căng thẳng và nhiều áp lực.

- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều đường (bánh, nước ngọt, …), chất béo (đồ chiên xào, đồ nướng, …), chất gây nhiệt (trái cây tính nóng như xoài, sầu riêng, nhãn, …).
- Thiếu ngủ: Cũng làm mất cân bằng hormone. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc.
- Di truyền: Đây là yếu tố không thay đổi được. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chưa đủ để gây nên mụn mà cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.
- Tích tụ độc tố: Hoạt động ruột, gan, dạ dày không tốt không thể lọc hết chất độc từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da.

* Bên ngoài

- Vi khuẩn: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn bám vào da mà không được làm sách dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn.
- Ánh nắng: da tiếp xúc với ánh nắng quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra mụn.

- Môi trường, khí hậu: Mùa hè da có xu hướng đổ nhờn nhiều hơn nên rất dễ bị mụn. Ngược lại khí hậu khô cũng làm cho da mất nước, không được cân bằng khiến cho da sinh mụn.
- Mỹ phẩm: Không có sản phẩm nào đảm bảo 100% không gây mụn, vì chúng có thể tốt với người này nhưng lại kích ứng với người khác.

3. Chăm sóc da

- Sử dụng mỹ phẩm: cấp nước, ít dầu và có khả năng diệt khuẩn để bảo vệ da một cách hữu hiệu. Nếu da mụn nhẹ (giai đoạn 1 – giai đoạn 2) thì các chị có thể dùng mỹ phẩm để tăng cường dưỡng, giúp da nhanh khỏe. Nhưng với làn da bị mụn nặng (giai đoạn 3 – giai đoạn 5) thì các chị hãy tạm ngưng sử dụng mỹ phẩm 1 thời gian, chờ da khỏe lại rồi hãy sử dụng. Nên ưu tiên khôi phục làn da khỏe trước rồi sau đó mới tới dưỡng da đẹp.

- Chọn thực phẩm phù hợp: Tránh thực phẩm nhiều đường và chất béo (bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas, trái cây ngọt, cà phê, dầu mỡ v.v…). Nên ăn nhiều rau củ chứa vitamin A, C hay các loại thực phẩm chứa vitamin B như gan, mề, cá, hay thịt ít mỡ.


Cách chữa mụn bọc [http://cachchuamun.com/cach-chua-tri-mun-boc-bang-viec-tu-bo-8-thoi-quen-xau/] hiệu quả là hãy đảm bảo da bạn luôn sạch sẽ, độ ẩm cân bằng, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hãy uống nhiều nước để tiêu độc, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Làn da khỏe đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn!
Bạn đã biết cách chữa mụn bọc đúng cách? Bạn đã biết cách chữa mụn bọc đúng cách? Reviewed by Unknown on 09:59 Rating: 5

Không có nhận xét nào :